Họ là những ngôi sao nổi tiếng của showbiz Việt, sống trong nhung lụa, sở hữu những biệt thự sang trọng, nhà lầu xe hơi, có cuộc sống là niềm ước ao của nhiều người. Nhưng bản thân họ đã phải trải qua những thời kỳ tuổi thơ đầy khốn khó.
Đàm Vĩnh Hưng: Tuổi thơ đọng lại trong cảnh gia đình ly tán
Nếu hiểu quá khứ của Mr Đàm, người ta sẽ không ngạc nhiên khi anh say mê kiếm tiền và chăm chút cho cuộc sống của mình đến vậy.Express coupons
Ba Đàm Vĩnh Hưng là đại gia và có tới 4 đời vợ. Nhưng sau đó, ông đổ nợ và cả gia đình rơi vào cảnh bần cùng. Ba anh sau đó chết vì bệnh gan, trong cảnh đạp xích lô ốm yếu. Đến mức, khi ông chết, chiếc quan tài cũng không có tiền mua. Mẹ anh phải nói khó với người bán quan tài, chi mua thiếu, đợi có tiền phúng điếu sẽ trả.
Chia sẻ về tuổi thơ của mình, Mr Đàm từng từng nói: ‘Một lần đi ngang qua trường học nữ sinh, ba đã phải lòng mẹ tôi. Hai người đem lòng thương và đến với nhau mà không có đám cưới. Lấy nhau về, dường như hợp số nên hai người làm ăn phát đạt lắm. Sinh tôi ra, đến ngày sinh nhật tôi, vàng được tặng từng chén từng chén khắp mặt bàn. Ngày xưa nhà tôi đã có đầy đủ các vật dụng trong nhà như tủ lạnh, máy hát, cuộc sống chẳng thiếu thứ gì, đến nỗi tiền xếp lớp từng tập phủ kín dưới đệm giường.' Thế nhưng trời không thương lâu, bán nhà, ba mẹ bỏ nhau. Thời gian này, kinh tế gia đình tôi xuống dốc không phanh. Ông trời có cho ai mãi cái gì được đâu, chẳng phải lỗi của ba mẹ, mà do số trời đã định rồi. Một ngày tôi về nhà, mẹ ôm tôi và cứ khóc mãi không thôi. Linh tính của một thằng con trai được sống trong sự đầy đủ mặc dù không ý thức hết được vấn đề, nhưng cũng đủ hiểu gia đình đang có chuyện.
Tôi khi ấy không biết tường tận mọi chuyện, nhưng đủ hiểu ba mình là người rất đào hoa. Ông có dòng máu lai Pháp và Tàu nên lúc nào nhìn cũng rất phong độ, đàn bà theo ông không ngớt, họ còn đến tận nhà buông lời tán tỉnh ba tôi. Và chuyện gì đến cũng sẽ phải đến, tình yêu của mẹ không giữ nổi bước chân của ông nữa, gia đình tôi lâm vào cảnh ly tán, tôi cũng chẳng còn thiết tha hát hò’.
Cuộc sống khó khăn của gia đình khiến Đàm Vĩnh Hưng phải bước chân vào kiếm sống. Khi đó, Đàm Vĩnh Hưng đi làm thợ phụ trong quán cắt tóc, ngày ngày phải đối mặt với đủ thứ mùi hóa chất, thuốc nhuộm. Ngay từ khi còn là một anh thợ cắt tóc, Đàm Vĩnh Hưng đã mơ ước một ngày nào đó mình sẽ trở thành một ngôi sao trong showbiz Việt.
Tăng Thanh Hà: Tuổi thơ là những tháng ngày dịch chuyển vì không có nhà
Nhiều lần Tăng Thanh Hà thấy mẹ rớt nước mắt vì cuộc sống chật vật khó khăn và cô cũng khóc theo dù chưa hiểu hết nỗi lòng bà.
Tăng Thanh Hà sinh ra trong một gia đình gốc Hoa tại Gò Công, Tiền Giang. Biến cố lớn đã xảy đến với gia đình ngày Hà còn nhỏ. Bố làm ăn thất bại, phải bán cả nhà để trả nợ. Mẹ cô từng là ca sĩ opera trước năm 1975 buộc phải thay bố cáng đáng gia đình. Không có nhà để ở, cả gia đình Tăng Thanh Hà phải phải thuê trọ hoặc nay đây mai đó để mưu sinh.
Tăng Thanh Hà kể, ngày ấy khát khao duy nhất của cô chỉ là được ở trong một ngôi nhà rất đỗi bình thường, thay vì cuộc sống di động nay đây mai đó. Cô không nhớ nổi đã trang trí trên tường của bao nhiêu căn phòng bé tẹo chỉ đủ chỗ một người nằm.
Việc thường xuyên chuyển nhà cũng chính là lý do khiến cô không có nổi một người bạn thân nối khố, không có cả cảm giác được chơi đùa hồn nhiên với những người hàng xóm xung quanh.
"Nhiều lúc, tôi muốn khóc với những lần chia ly đó, nhưng nó xảy ra quá nhanh và quá nhiều. Tới mức, tôi không biết nếu khóc, mình có đủ nước mắt nữa hay không? Tôi thèm khát cảm giác có một nơi gắn bó sâu đậm với tuổi thơ, để khi lớn lên có hình dung rõ ràng về một ngôi nhà ấm áp, đầy gắn bó khi còn nhỏ. Tôi mơ ước được một lần chạm tay vào quá khứ, chạm vào một ngôi nhà đúng nghĩa với mình", cô xúc động tâm sự.
Tuổi thơ khó khăn trong ký ức của Tăng Thanh Hà còn là những ngày phụ giúp cha mẹ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Ngày đó, cha mẹ cô có xe bán nước mía lưu động nên ngoài thời gian học là cô lại ra đỡ mẹ bán hàng.ASOS promo code
Đến giờ cô vẫn nhớ như in hình ảnh về mình ngày ấy - cô bé 11 tuổi gầy gò và đen thui, đạp chiếc xe cà tàng mượn của chị họ đi giao cơm cho mẹ giữa trời nắng chang chang.
"Năm đó tôi học lớp 6, quá nhỏ để hiểu hết những thăng trầm của cuộc sống. Tôi chỉ biết làm những gì có thể để phụ mẹ qua những tháng ngày khốn khó. Mẹ khóc và tôi cũng khóc do quá nhọc nhằn chuyện cơm áo. Gia đình tôi đã dọn nhà 10 lần từ ngày bố làm ăn thất bại", Tăng Thanh Hà kể.
Khi gia đình tạm thoát khỏi cảnh khủng hoảng, Tăng Thanh Hà được mẹ tạo điều kiện cho theo học kịch nghệ tại Sân khấu kịch Idecaf. Từ đó, đam mê nghệ thuật của cô bắt đầu được phát triển.
Thủy Tiên: Ký ức tuổi thơ là chuỗi ngày bị hắt hủi
Thủy Tiên sinh ra ở miền Tây, có bố là người Việt, mẹ là người gốc Hoa. Tuổi thơ cay đắng và bất hạnh của Thủy Tiên bắt đầu khi năm cô lên 9 tuổi, bố qua đời vì căn bệnh lao phổi.
Trong kí ức của mình, Thủy Tiên luôn nhớ đến cha là một người đàn ông gầy gò, ốm yếu, thường xuyên bị bệnh tật giày vò. Cô tâm sự: "Trước khi cha mất, cha đưa cho tôi 200 đồng đi mua mấy quả chuối về ăn. Cha vuốt tóc tôi và hỏi nếu cha chết con có buồn không Tiên. Khi đó tôi cứ trách cha gở miệng, nhưng sau này tôi nhận ra, cha đã đoán trước được điều gì sắp xảy đến với mình. Một tháng sau cha tôi chết. Suốt những năm tháng tuổi thơ tôi tràn ngập một nỗi ám ảnh, day dứt về nỗi đau mất cha".
Sau khi cha mất, hai mẹ con cô phải chịu sự ghẻ lạnh của gia đình hai bên nội ngoại. Ông bà nội lạnh nhạt với mẹ con cô bởi bố cô bị cái bệnh mà người ta ghê sợ. Ông bà ngoại hắt hủi, mắng cô là đứa trẻ không cha, là đồ ương bướng lì lợm. Cô từng nói sẽ không bao giờ quên những cái Tết đau buồn, khi cô cảm nhận rõ mình là đứa trẻ bị bỏ rơi, lạc loài trong đại gia đình.
Cô từng chia sẻ: “Tôi còn nhớ những lần ông nội tôi phát kẹo cho các cháu. Ông kêu mấy đứa xếp hàng lại rồi lần lượt phát cho từng đứa.
Nhưng đến lượt tôi, ông lạnh nhạt quát mày đi chỗ khác chơi rồi bỏ qua tôi không một chút thương xót, không cần biết tôi bẽ bàng như thế nào, đau đớn như thế nào khi bị đối xử như thế.
Năm mới tết đến, cả nhà quây quần, ông ngoại tôi phát bao lì xì cho các cháu. Tôi cũng xếp hang để đợi lì xì, nhưng đến lượt tôi ông cũng đuổi mắng, bảo mày đi chỗ khác, vì mày là đứa lì lợm, ương bướng".
Từ những hiểu lầm trong quá khứ, Thủy Tiên và mẹ cũng không còn gặp lại và liên lạc với những người họ hàng.
Khi bắt đầu lên Sài Gòn lập nghiệp, Thủy Tiên may mắn gặp được nhạc sĩ Quốc Bảo. Chính ông đã giúp đỡ cô những bước đi đầu tiên cho sự nghiệp âm nhạc của mình.
Nguồn: ngoisao.net
Đăng nhận xét