Chùa cổ Tôn Thạnh là một trong những ngôi nhà cổ nhất của tỉnh Long An, đặc biệt hơn khi nơi đây từng là nơi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng sống, làm thơ, làm thầy thuốc và sáng tác bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Vậy nếu có cơ hội đến tour du lịch miền Tây giá rẻ, bạn đừng quên ghé tham quan chùa cổ Tôn Thạnh nhé!
Cũng giống như bao ngôi chùa cổ khác, chùa Tôn Thạnh đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng nhìn chung chùa vẫn giữ nét cổ xưa thể hiện qua từng đường nét kiến trúc không thể phai nhòa được, minh chứng cho sự tồn tại vĩnh hằng của ngôi chùa cổ này. Xét về mặt kiến trúc, khi đến với chùa cổ Tôn Thạnh bạn sẽ thấy chùa tuy không còn nguyên vẹn cảnh ”rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng” như xưa, mà là tổng thể kiến trúc gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch. Phía bên trong của chùa có hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX và các hoành phi câu đối chữ hán sơn son thiếp vàng. Ngoài ra, chùa còn có hai tấm bia kỷ niệm, lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đặc biệt là bức tượng địa tạng Bồ Tát cao 110 cm, bằng đồng để thờ trong chùa. Có câu chuyện được lưu truyền là khi đúc lần đầu, tượng Bồ Tát bị khuyết, thấy vậy thiền sư Viên Ngộ đã chặt một ngón tay của mình cho vào nồi nước đồng để bức tượng được hoàn thiện. Có thể nói, những điểm nhấn về mặt kiến trúc của chùa Tôn Thạnh đã khắc họa một hình ảnh một ngôi chùa xưa mang đậm nét văn hóa Việt truyền thống. Tuy nhiên, điểm tạo nên sự khác biệt của chùa cổ Tôn Thạnh so với các ngôi chùa khác, chính là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng ở tại đây dạy học, làm thơ, bốc thuốc trị bệnh và tham mưu cho nghĩa quân chống Pháp. Hơn hết, ông đã sáng tác bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hào hùng và thi phẩm nổi tiếng: Lục Vân Tiên.
Khi đến viếng chùa cổ Tôn Thạnh – một điểm du lịch Long An nổi tiếng, một danh lam của đất Gia định xưa, có lẽ du khách du lịch miền Tây Nam Bộ sẽ nhận được rất nhiều điều đáng giá. Ghi nhớ trước hết là nét kiến trúc đậm dấu ấn đình chùa truyền thống của người Việt, sau đó là những câu chuyện về Nguyễn Đình Chiểu. Bạn sẽ có cơ hội để bày tỏ niềm kính trọng, tưởng nhớ đến nhà thơ, nhớ đến những thi phẩm tuyệt vời của ông, cũng như những cống hiến của ông dành cho đời.
Đăng nhận xét