Cù Lao Chàm là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Quảng Nam, tuy nhiên khi đặt chân tới hòn đảo này thì nhất định bạn phải ghé Chùa Hải Tạng, ngôi chùa cổ lâu đời rất linh thiêng, là địa điểm tín ngưỡng tâm linh của những người dân trên đảo đến cúng bái, lễ Phật mong cầu bình an, thịnh vượng.
Để đến được chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm thì bạn phải đi tàu từ bến tàu Cửa Đại, nằm cách biển Cửa Đại khoảng 15km nên nếu chạy tàu thì sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi là tới còn đi ca nô thì bạn chỉ cần đi khoảng nửa giờ đồng hồ là đến nơi rồi. Tàu sẽ cập bến tại Bãi Làng, du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm chỉ cần men theo con đường nhỏ nhưng hơi ngoằn ngoèo chút xíu để tới được xóm Cốm, cách bến tàu khoảng 300, chùa hiện ra với nét trầm mặc giữa hòn đảo xinh đẹp biết mấy.
Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1758 vào năm Cảnh Hưng thứ 19, nằm ở phía Bắc của đảo Cù Lao nhưng sau đó vào năm 1848 thì phải di dời chùa về địa điểm cách đó 200m do bị cơn bão lũ năm ấy tàn phá nặng nề. Vị trí di dời này được cho là nơi thích hợp về phong thủy, rất lý tưởng để cho Phật ngự cũng như thuận tiện hơn cho người dân trong vùng đến thắp nhang, cúng bái, lễ Thánh, khấn Phật. Lịch sử chùa Hải Tạng cũng được truyền thuyết kể lại rằng, vào thế kỷ 17 thì có một con thuyền chở những cột gỗ được làm từ Bắc chuyển vào trong Nam tiêu thụ, khi đi đến Cù Lao Chàm thì trời đã tối nên họ dừng lại đảo để nghỉ chân. Khi trời sáng, đoàn người tiếp tục chặng đường thì tự nhiên biển lại nổi sóng to và lớn, nếu tiếp tục đi thì sẽ rất nguy hiểm nên họ phải ở lại trên đảo.
Thấy biển cứ nổi sóng dữ mãi nên có người trong đoàn đã leo lên một ngôi miếu để khấn vái, cầu nguyện cho biển lặng để tiếp tục chuyến đi, thì có các vị thần linh thổ địa cho hay là muốn biển lặng thì cần phải dùng những cây cột gỗ này để dựng chùa ngay tại đây, thì mới mong rời đi được khỏi đảo. Chùa được dựng lên từ đó và lấy tên là Hải Tạng, hải tức là biển, tạng là Tam tạng kinh điển, tên gọi với ý nghĩa chùa chính là nơi hội tụ Tam tạng kinh mênh mông, phong phú như biển cả.
Nếu bạn đến tham quan theo kiểu tour du lịch chắc chắn sẽ được nghe kể về truyền thuyết trên cũng như nghe thuyết minh chùa Hải Tạng một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Ngay bên ngoài là cổng tam quan nhuốm màu rêu phong theo thời gian, được xây dựng theo lối kiến trúc xưa cũ với 4 trụ biểu cao 5m, chiều dài cổng là 6m, ở trên chóp trụ thì có khối hình hoa sen với chiều rộng 1,5m. Đã là cổng tam quan thì chắc chắn sẽ có ba cổng vào với hai cổng nhỏ ở hai bên và lối vào ở cổng lớn chính giữa theo kiểu mái vòm, có lợp ngói âm dương bên trên, bờ nóc được đắp nổi bởi những đường nét uốn lượn rất uyển chuyển và mềm mại. Đối diện với cổng tam quan bạn sẽ nhìn thấy tượng Bồ Tát Quan Âm cao 3m hiện ra ngay trước mắt đứng trên đài sen ở ngay giữa hồ sen luôn. Mặt tượng hướng về phía biển như có ý nghĩa che chở cho người dân cư ngụ tại đây một cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc. Nếu nhìn từ phía biển vào sẽ thấy tượng màu trắng nổi bật rõ giữa núi rừng, ruộng đồng, mây trời xanh bao la, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng nhìn về biển như hiểu thấu sự cơ cực, vất vả của cư dân nơi xứ đảo xa xôi.
Đi tiếp vào bên trong du khách du lịch Quảng Nam Đà Nẵng sẽ quan sát thấy nếp nhà chính được xây dựng với hệ thống cột kèo “chồng rường giả thủ” gồm 3 gian. Phía trong của chính điện, thờ ở gian giữa là 3 pho tượng Tam thế Phật, tượng Tam thánh Quan Công, Châu Xương và Lưu Bình được thờ bên gian phải (từ chùa nhìn ra) và gian trái thì thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ở hai bên chính điện còn thờ Hộ pháp, Long thần và tấm bia đã khắc chữ Hán. Nếu bạn vòng ra phía sau điện thì còn thấy bàn thờ của Tổ sư Đạt Ma với tay cầm cuốn thư văn, dáng ngồi bán già. Những bộ hoành phi và những câu đối đỏ được thiết kế bên trong mang một vẻ uy nghiêm thêm cho ngôi chùa. Tất cả những pho tượng ở bên trong chính điện đều được làm bằng vật liệu gỗ chứ không đúc bằng đồng, vàng như ngày nay, được sơn son thếp vàng, trải qua niên đại cùng với lúc xây dựng chùa đến nay cũng được 260 năm. Một thời gian quá dài mà cho đến nay chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm vẫn trường tồn cùng với thời gian, chứng kiến tất cả những sự thay đổi của đất và trời. Đặc biệt phải kể đến quả đại hồng chung lớn có điêu khắc chữ “Song long triều dương”, có chạm khắc con rồng trên chuông, mà chân rồng chỉ có 4 ngón, có vẩy, dáng cong, đầu rồng uyển chuyển và có râu dài, chi tiết khắc họa rõ nét trên chuông có thể cho thấy mang phong cách của thời Lê sơ những năm đầu tức là quả chuông còn có trước khi chùa được xây dựng.
Khi vào viếng thăm chùa, bạn sẽ không thấy sư trụ trì nào mà chỉ có một đôi vợ chồng cũng có tuổi hàng ngày trông nom, hương khói cho chùa. Ngôi chùa lưu giữ được gần như hoàn toàn kiến trúc, kết cấu mỹ thuật dù đã trải qua hơn 2 thế kỷ, là tụ điểm tâm linh tín ngưỡng linh thiêng chính của người dân trên đảo, nơi đây đã trở thành một biểu tượng của hòn đảo Cù Lao, đi vào trong tiềm thức của nhân dân nơi đây một nơi để cầu bình an, cầu mưa thuận gió hòa để làm ăn thuận lợi.
Nếu có dịp đến Cù Lao Chàm thăm thú thì bạn hãy nhớ ghé tham quan chùa Hải Tạng vừa là tìm hiểu thêm về lịch sử, vừa bái Phật vừa vãn cảnh chùa tuyệt đẹp trong thiên nhiên núi rừng hoang sơ để tâm thanh tịnh phần nào nhé!
Đăng nhận xét