Tuy nhiên, ông Engdahl tin rằng kế hoạch mà "Washington đứng sau" này sẽ phản tác dụng.
Riyadh, với sự hỗ trợ từ Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, đang cố gắng đưa các mỏ dầu cùng hệ thống ống dẫn tại Iraq và về "dưới sự kiểm soát trực tiếp của Saudi Arabia".
"Tuy nhiên, thật không may là trong mọi cuộc chiến tranh, không có bên nào là thắng cuộc cả," Engdahl viết trong một bài phân tích đăng trên tuần san New Eastern Outlook.
Học giả này cũng điểm tên Liên minh châu Âu (EU), Iraq, Syria và người Kurd là những bên thua cuộc trong cuộc chiến này.
Engdahl nêu ra 4 nhóm chủ yếu sẽ dính líu vào cuộc xung đột sắp tới. Trong đó, người Hồi giáo dòng Sunni gồm Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhà nước Hồi giáo (IS) và liên minh chống khủng bố mới thành lập do Saudi đứng đầu.
Nhóm thứ hai gồm Syria, Iran, Iraq và Hezbollah với một nhân tố khác là Nga; trong khi nhóm thứ 3 là "tay chơi độc lập" Israel.
Theo Tin thế giới
Nhà sử học người Mỹ đánh giá nhóm thứ 4 do Mỹ đứng đầu đang là phe "nhiều chiêu trò" nhất vào thời điểm hiện tại.
"Mỹ đang chuẩn bị một cái bẫy đưa Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ cùng các đồng minh Hồi giáo Wahhabi khác đến thất bại tại Iraq, Syria và điều này sau đó hiển nhiên sẽ được khẳng định như một 'thắng lợi trước chủ nghĩa khủng bố' hay 'thắng lợi của nhân dân Syria'."
IS, theo William Engdahl, chỉ mang tính chất công cụ đối với Riyadh. Vương quốc dầu mỏ muốn tổ chức khủng bố thực hiện "một cuộc thanh lọc sắc tộc dân số hợp pháp của Syria" đang sinh sống tại khu vực nhiều dầu mỏ của nước này.
Sau đó, dầu và các nhiên liệu sẽ được vận chuyển tới Qatar, Saudi Arabia hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Engdahl giải thích: "Lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và đặc biệt là cơ quan tình báo MIT, đứng đầu bởi quan chức thân cận với Erdogan là Hakan Fidan, đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch của liên minh Saudi-Thổ-Qatar.
Mục tiêu của kế hoạch này là lật đổ chế độ của Tổng thống Assad, đồng thời nắm quyền kiểm soát các khu vực nhiều dầu mỏ ở Iraq, giữa Mosul và Kirkuk."
Thỏa thuận ngừng bắn tại Syria có thể khiến cuộc chiến mà Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ khơi dậy để giành quyền kiểm soát nguồn dầu của IS bị thất bại. (Ảnh minh họa: Reuters)
Mặc dù nghị quyết mới được Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hôm 18/12 về giải pháp chính trị cho vấn đề Syria được ghi nhận là một thành tựu lớn giúp đem lại hòa bình bền vững ở nước này, song học giả Mỹ lại gọi đây là "một chiêu lừa gần như hoàn hảo".
Theo ông, đây là một diễn biến được sắp đặt bởi Washington để "dựng sân khấu" cho cuộc chiến dầu mỏ sắp tới của Saudi Arabia-Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp đó là thất bại ở Iraq, Syria.
Thỏa thuận về Syria đạt được vừa qua đã mở đường cho một lệnh ngừng bắn, dự kiến được theo dõi bởi cơ quan giám sát của LHQ và sau đó là một cuộc bầu cử Tổng thống công bằng.
"Một thỏa thuận ngừng bắn sẽ loại bỏ được tổ chức IS do Ankara và Riyadh chống lưng, cùng tổ chức Mặt trận al-Nusra - một nhánh của al-Qaeda. Theo Phap luat xa hoi
Việc kêu gọi khởi động đồng thời và ngay lập tức một sự 'chuyển đổi chính trị' cũng mang ý nghĩa trái ngược nhau đối với liên minh Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Syria, Iran, Nga."
Chuyên gia Engdahl nhận định Nga, lực lượng Syria do Damascus đứng đầu, Hezbollah và Iran sẽ chấp hành nghị quyết của LHQ, trong khi IS và các nhóm khủng bố tương tự vẫn "tự do khai thác nguồn dầu mỏ" ở Iraq và Syria.
"Khi đó, cái bẫy đã được đặt ra và Mỹ sẽ khơi lên điều này với Nga, Iran, trong khi al-Assad không thể làm được gì nhiều."
Đăng nhận xét