Đền ông Hoàng Bảy (hay còn gọi đền Bảo Hà) thuộc xã Bảo Hà – Bảo Yên – Lào Cai, với lưng tựa núi Cấm – phía trước là sông Thao, đúng thế “tựa sơn đạp thủy”; Đền Bảo Hà cũng làm điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách tour đi đền Ông Hoàng Bảy thập phương; Cũng giống như ông Hoàng Mười, sự tích về ông Hoàng Bảy có nhiều dị bản truyền thuyết truyền miệng trong dân chúng, nhưng ông Hoàng Bảy là ai vẫn là một điều bí ẩn!? Không ai biết chính ông Hoàng Bảy là ai, quê quán ở đâu, năm sinh và năm mất. Có một dị bản truyền miệng phổ biến nhất được nhân dân truyền miệng: Ông Hoàng Bảy là quan triều đình cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786), thời kỳ đó giặc phương Bắc lộng hành thường tràn sang cướp bóc và giết hại dân lành khắp vùng Châu Văn Bàn và Châu Thủy Vỹ (thuộc Yên Bái và Lào Cai); Trong tình thế hỗn loạn đó, quan Nguyễn Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn, ông dẫn quân dọc theo sông Hồng tiến lên phía bắc giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tuy nhiên, trong một trận chiến không cân sức, quan Hoàng Bảy đã anh dũng hy sinh; Thi thể của ông bị giặc ném trôi theo sông Hồng, đến Bảo Hà thì dạt vào bờ, nhân dân trong vùng đã vớt thi thể ông lập đền thờ để ghi nhớ công ơn to lớn của vị tướng tài.
Một dị bản truyền thuyết khác cho rằng: ông Hoàng Bảy chính là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng trần và trở thành người con thứ bảy trong dòng họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào niên hiệu Cảnh Hưng giặc Trung Quốc thường tràn từ Vân Nam sang cướp bóc, giết hại dân lành; Theo lệnh triều đình, ông Hoàng Bảy dẫn quân theo sông Hồng tiến lên phía Bắc chinh phạt giặc xâm lăng bờ cõi; Trong nhiều trận chiến, ông thống lĩnh lục thủy khiến quân giặc thua tan tác phải chạy về Vân Nam; Tuy nhiên, trong một trận chiến không cân sức ông bị giặc bắt và tra tấn dã man, giết hại, thả thi thể ông xuống sông Hồng. Có một điều kỳ lạ, khi giặc giết ông trời bỗng chuyển gió, mây đen vần vũ kết lại thành hình thần ngựa, từ thi thể ông Hoàng Bảy phát ra một đạo hào quang phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh, ông được Vua Cha giao quyền chấn giữ đất Lào Cai, ngự trong đền Bảo Hà; Trong dân gian, ông Hoàng Bảy được hình tượng không chỉ giỏi kiếm cung, võ nghệ mà rất phong lưu và ăn chơi: Khi thanh nhàn ông hạ đèn bàn uống trà mạn, chơi tổ tôm, xóc đĩa, cờ bạc, lúc nào cũng có 12 nàng tiên hầu hạ bên cạnh.
Có lẽ cũng vì tương truyền vậy mà ngày nay đền ông Hoàng Bảy được dân chúng gọi là “đền số má”, rất được các dân anh chị, giang hồ, buôn lậu, hàng trái phép tìm đến lễ xin lộc; Khiến một thời gian dài, đền Bảo Hà trở thành tụ điểm của dân số má và điểm đen về an ninh trật tự; Tuy nhiên, tất cả những quan niệm như vậy đều là mê tín. Sau những nỗ lực chính quyền địa phương, đền ông Hoàng Bảy đã ổn định trật tự và trở thành đúng nghĩa điểm du lịch tâm linh cho du khách thập phương tour du xuân 2018.
Kiến trúc đền và ngày lễ chính
Đền ông Hoàng Bảy được xây dựng gồm: Cổng tam quan, sân đền, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị, cung công đồng với diện tích và pho tượng khác nhau, cách bài trí – kiến trúc đơn giản, không cầu kỳ. Trong đền ông Hoàng Bảy có phối thờ thêm 2 vị quan hoàng: Quan Hoàng Bơ Phủ, Quan Hoàng Mười. Qua các triều đại lịch sử, ông Hoàng Bảy được các triều đình ban phong sắc “Thần Vệ Quốc” và thuộc hàng “Thượng Đẳng Thần”. Vào tháng 11 – 1997, đền ông Hoàng Bảy được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia vừa để nhân dân hiểu rõ về công lao ông Hoàng Bảy cũng như có tâm hướng thiện.
Nơi tọa lạc ngôi đền có phong cảnh hữu tình, trên bến dưới thuyền, lưng tọa sơn mặt hướng thủy với tứ linh long – ly – quy – phượng hài hòa theo thuyết phong thủy Việt Nam từ xa xưa truyền lại.
Ngày lễ chính đền ông Hoàng Bảy là ngày 17/7 âm lịch hàng năm, trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm, và các hoạt động văn hóa – tâm linh khác.
Lễ dâng đền ông Hoàng Bảy
Trước đây việc dân gian dâng lễ ông Hoàng Bảy bằng thuốc phiện và trà tàu khiến mọi người nghĩ rằng đền Bảo Hà là nơi chỉ dành cho những kẻ số má, buôn bán thuốc phiện và bất hợp pháp dâng lễ là bôi nhọ danh sáng của ông Hoàng Bảy. Tương truyền ông Hoàng Bảy hút thuốc phiện và ăn chơi phong lưu là do trong lịch sử để đoàn kết dân tộc ông đã hòa nhập và cuộc sống của các tù trưởng – thổ ti (vốn dĩ các tù trưởng nơi đây thường hưởng lạc, bằng hút thuốc phiện, thú vui chơi cờ bạc – tổ tôm, cung tần mỹ nữ) để tìm hiểu và thu phục nhân tâm, góp phần tạo nên một khối đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Lễ đền ông Hoàng Bảy, du khách không nên quá cầu kỳ không cần thiết, chỉ cần dâng lễ bằng trà mạn, lễ xôi gà (thịt), hoa quả, thuốc lá là được, quan trọng nhất là hành lễ thành tâm, hướng niệm tâm sáng thì mọi việc sẽ thành.
Đăng nhận xét