Trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang hay còn gọi là Cục hậu cần Quân Khu 9, nằm bên bờ sông Tiền, có diện tích hàng chục hécta, không gian xanh mát thoáng đãng. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam với rất nhiều chủng loài khác nhau, và được xem như một bảo tàng về rắn đầu tiên ở nước ta, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.
Mục đích của trại rắn Đồng Tâm là nuôi rắn lấy nọc sản xuất huyết thanh, kết hợp trồng cây dược liệu, và bảo tồn những loài động vật hoang dã khác như cá sấu, ba ba vàng, gấu, mèo rừng... Đặc biệt, đây còn là nơi chữa trị rắn cắn rất hữu hiệu cho người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận.
Hà Nội hoàn tất chuẩn bị cho du lich chua Huong 2017
Trong chiến tranh, bộ đội ta bị rắn cắn rất nhiều, do đó đã hình thành Tổ điều trị rắn độc cắn vào năm 1977, đến năm 1998 có quyết định của Bộ Quốc phòng cho thành lập cơ sở chuyên cấp cứu và điều trị rắn độc cắn. Từ đó trại rắn Đồng Tâm Quân khu 9 ra đời.
Năm 2008 trở về trước, trung bình hàng năm trại rắn Đồng Tâm điều trị 800 ca bị rắn độc cắn. Từ năm 2009 đến nay, trung bình chữa trị 1.000 ca/năm. Bệnh nhân đến đây chữa trị rắn cắn, đa số được miễn giảm tiền viện phí nhờ chính sách hổ trợ người nghèo.
Hiện trại rắn Đồng Tâm có tới hàng nghìn cá thể rắn cho bạn tận mắt chiêm ngưỡng, từ những loài rắn hiền lành không độc cho đến các loài rắn cực độc. Rắn ở đây được nuôi dưỡng trong 3 khu vực phù hợp với tính chất mỗi loài:
Khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước: bốn bề xây tường cao ngang ngực người lớn, có một cửa ra vào. Bên trong, đáy hồ sâu khoảng 30 - 40cm, xăm xắp nước. Giữa hồ là tiểu đảo, có mấy chòm cây xanh cao ngang tường hồ, trên chòm cây là cả đám rắn quấn lấy nhau đông đúc. Khu này nuôi các loài rắn điển hình như rắn nước, rắn gáo, rắn ri cá...
Khu nuôi rắn độc: như rắn hổ ngựa, cạp nong, cạp nia... đặc biệt là hổ mang chúa (rắn hổ mây) cực độc, được xếp bậc E trong sách đỏ Việt Nam. Chúng được nuôi trong những chiếc chuồng riêng biệt, bên trong mô phỏng các hang hốc làm chổ ẩn nấp, mặt ngoài được che chắn cẩn thận chỉ vừa đủ để khách ngắm nhìn mà không gây nguy hiểm.
Khu nuôi trăn ở trại rắn Đồng Tâm thì được đặt trong nhà lồng có mái che, bên trong là các dãy lồng sắt, cao đến ngang hông, sàn bằng gỗ, mỗi lồng là từng chú trăn riêng biệt đang nằm cuộn tròn với kích thước dễ sợ... và vui mắt là có loài trăn lại cuộn tròn trong các chậu hoa cỡ lớn thay vì nằm trên sàn gỗ, khoe các hoa văn rằn ri uốn lượn. Loài trăn thì có vẻ im lìm, chỉ trừ lúc được cho ăn.
Để nuôi được các loài rắn và trăn này, đặc biệt các loài rắn dữ là cả một kỳ công và đầy nguy hiểm. Các nhân viên ở trại rắn Đồng Tâm khi mở cửa chuồng phải rất cẩn thận, nhẹ nhàng và chậm rãi để con rắn đang đói không phóng ra ngoài, hoặc cắn vào người...
Khám những điều kỳ thú qua tour du lịch Sapa giá rẻ
Nếu đến đúng dịp, du khách có thể tận mắt quan sát các chuyên gia lấy nọc rắn để sản xuất thuốc, hoặc xem rắn sinh sản trong môi trường nuôi nhốt. Ngoài ra, Trại rắn Đồng Tâm còn có nhà bảo tàng, nơi trưng bày hơn 50 tiêu bản của các loài rắn quý hiếm.
Đặc biệt, đến tham quan trại rắn Đồng Tâm, du khách còn có dịp chụp ảnh với một vài chú trăn “khủng” quấn quanh người. Tuy trăn đã được huấn luyện và rất hiền, nhưng với những ai thử lần đầu thì không khỏi có cảm giác vừa sợ vừa phấn khích cùng lúc!
Thế giới về loài rắn vẫn luôn kỳ bí, mà trong trí tưởng tượng của đa số chúng ta là rất nguy hiểm, không thể đến gần. Nhưng khi đến du lịch trại rắn Đồng Tâm tỉnh Tiền Giang, bạn sẽ có suy nghĩ khác hơn, vì vẫn có nhiều loài rắn hiền lành, không độc... và dù chúng rất độc đi nữa nhưng nếu biết cách khai thác thì vẫn mang lại lợi ích to lớn cho con người.
Đăng nhận xét