Thuộc quần thể di tích cố đô Huế, Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo, nhất là vào dịp lễ hội tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm.
Sự tích Điện Hòn Chén :
Trước đây, Điện Hòn Chén là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar của người Chăm. Theo truyền thuyết, bà có công tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Có lẽ vị Nữ thần của người Chăm xét trên bình diện tâm linh có nét tương đồng với các Nữ thần của người Việt. Nên về sau, người Việt tiếp nhận và thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Những điểm hấp dẫn của du lịch Tràng An Bái Đính 2017
Điện Hòn Chén còn gắn với nhiều giai thoại. Dân gian lưu truyền rằng: trước kia, điện có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, vì vua Minh Mạng trong một lần đến đây đã đánh rơi chén ngọc xuống dòng sông Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to nổi lên, ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua.
Kiến trúc Điện Hòn Chén:
Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc, nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả. Trong đó, công trình kiến trúc chính là Minh Kính Đài tọa lạc ở trung tâm:
Minh Kính Đài chính là nơi tổ chức tế lễ ở điện Hòn Chén, được triều đình quy định mỗi năm tổ chức 2 lần vào thượng tuần tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, có cả quan chức được cử về làm chủ tế. Minh Kính Đài chia làm 3 cung, theo thứ tự từ cao xuống thấp:
Đệ nhất cung (còn gọi là Thượng cung), nơi thờ Nữ thần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, vua Đồng Khánh và một số vị thần khác.
Những nét nổi bật của du lịch chùa Hương 2017
Đệ nhị cung thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, là nơi bày biện các đồ thờ cúng để rước sắc trong những dịp lễ lớn.
Đệ tam cung thiết hương án, hai bên đặt trống, chuông, là chỗ cử hành lễ, cũng là nơi khách thập phương dâng hương cúng bái.
Minh Kính Đài còn là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật khảm sành sứ tinh xảo, và lấy hình ảnh con phụng để trang trí, biểu trưng cho những điềm lành trên mảnh đất linh thiêng này.
Điện Hòn Chén có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian; giữa lễ hội và đồng bóng; giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan. Điện Hòn Chén cũng là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19.
Đăng nhận xét