GuidePedia

0


Theo trùm tài phiệt này, Trung quốc đang phải vật lộn tìm kiếm một mô hình tăng trưởng mới và việc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) sẽ gây ra những hệ lụy đối với phần còn lại của thế giới. Việc quay chở lại với chính sách lãi suất thực dương là một thách thức với các nước đang phát triển và môi trường hiện nay có nhiều điểm tương đồng với thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 – tỉ phú 84 tuổi người Mỹ nhìn nhận.


Trùm tài phiệt người Mỹ George Soros. Ảnh: AP

Các thị trường tiền tệ, chứng khoán và hàng hóa thể giới chuyển biến xấu ngay trong tuần đầu tiên năm 2016, với việc đồng NDT mất giá, khiến giới đầu tư quan ngại về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nước này loay hoay chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ nền tảng dựa vào đầu tư, sản xuất sang dựa trên tiêu dùng, dịch vụ. Đã có khoảng 2.500 tỉ USD bốc hơi trên thị trường tài chính toàn cầu chỉ trong vài ngày đầu năm mới; mất mát nghiêm trọng hơn ở châu Á hôm 7/1 khi chứng khoán Trung Quốc buộc phải ngừng dao dịch sau khi chỉ số CSI 300 rơi hơn 7%. Theo Tin thế giới



“Trung Quốc gặp vấn đề khi thực hiện bước chuyển đổi lớn này. Tôi sẽ nói đây là bước tiệm cận của cuộc khủng hoảng. Khi theo dõi các thị trường tài chính, tôi thấy có một thách thức nghiêm trọng làm gợi nhớ đến khủng hoảng năm 2008", ông Soros bày tỏ. Đây không phải là lần đầu tiên ông Soros nói về bóng ma khủng hoảng năm 2008. Trong một cuộc họp ở Washington hồi tháng 9/2011, tỉ phú người Mỹ nói rằng cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, bắt nguồn từ Hy Lạp, là "nghiêm trọng" hơn các vấn đề kinh tế năm 2008.

Tỉ phú gốc Do Thái này được mệnh danh là “phù thủy đầu cơ”. Quỹ đầu tư mạo hiểm của Soros đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình 20%/năm trong suốt thời kì từ 1969-2011, với tổng tài sản ròng đạt 27,3 tỉ USD. Ông khởi nghiệp tại New York từ những năm 1950 và nổi đình nổi đám với thương vụ đặt cược khoản đầu tư 1 tỉ USD năm 1992 vào đồng bảng với nhận định Anh sẽ phải phá giá đồng nội tệ. 

Kinh tế Trung Quốc có vấn đề?

Thị trường tài chính, hàng hóa toàn cầu hôm 7/1 có nhiều biến động. Tại Mỹ, chốt phiên giao dịch cả ba chỉ số chủ chốt của Phố Wall đều giảm điểm mạnh: Dow Jones giảm 392,41 điểm (2,32%) xuống 16.514,10 điểm; S&P 500 mất 47,17 điểm (2,37%) xuống 1.943,09 điểm và Nasdaq Composite sụt 146,34 điểm (3,03%) về 4.689,43 điểm. Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 (Anh) mất 2%; chỉ số CAC 40 (Pháp) giảm 1,7% và DAX 30 (Đức) bốc hơi 2,3%. Giá dầu tiếp nối đà lao dốc, khi dầu ngọt nhẹ WTI tại thị trường Mỹ lùi về mốc 32 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 12/2003.

Nguyên do được cho là lo ngại về sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc, với việc chứng khoán ở đại lục lại vừa có một phiên “sập sàn”. Số liệu sơ bộ (sẽ được công bố trong ngày 19/1 tới) cho thấy một bức tranh không thực sự sáng sủa của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Xuất nhập khẩu có khả năng đều giảm sút, với đà giảm còn mạnh hơn. Tăng trưởng công nghiệp được dự báo sẽ còn ở mức thấp – hãng tin Reuters dẫn kết quả thăm dò đưa tin. Cụ thể, xuất khẩu ước tính giảm 8%, nhập khẩu giảm 11,5% trong tháng 12/2015. Tăng trưởng GDP có thể chỉ đạt 6,9%, mức thấp nhất trong 25 năm trở lại đây. Theo Phap luat xa hoi



“Mọi người đều nghĩ 2016 là năm khó khăn với Trung Quốc. Không xuất hiện chỉ dấu cho một bức tranh màu hồng”, Willy Lin, Giám đốc quản lý của công ty Milo’s Knitwear chuyên xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ và châu Âu nhìn nhận. Còn giới giám đốc điều hành của các nhà máy ở khu vực đông, đông nam đại lục sản xuất, chế tạo đủ các mặt hàng từ điện tử tới đồ gỗ, dệt may… thì hay than vãn về tình cảnh thiếu đơn đặt hàng, thanh toán chậm. Các ngành công nghiệp truyền thống như sắt thép, xi măng, kính xây dựng phải đối mặt với tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, sau quãng thời gian bùng nổ.

Đăng nhận xét

 
Top