GuidePedia

0
Trên tuyến đường từ Nam ra Bắc, vừa bước vào địa giới Ninh Thuận, khách tham quan sẽ có dịp chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp tuyệt vời dọc theo bờ biển, nhất là Cà Ná - một bãi biển thơ mộng hớp hồn du khách.

Bãi biển Cà Ná dài khoảng 3km, cong cong như hình lưỡi liềm, nằm ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 32km. Tại khúc quanh thơ mộng này, đường xe lửa và Quốc lộ 1 gặp nhau như một cuộc hẹn hò lý thú. Cả hai tuyến đường đều quay mặt ra biển cả mênh mông để hứng gió trời ngày đêm lồng lộng, lưng dựa vào núi Điện Bà cao ngất.


Biển Cà Ná là một bãi tắm lý tưởng, nhờ biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non, mực nước lại không sâu. Ít có bờ biển nào đa tình và diễm lệ đến thế, nên được nhiều người xếp vào loại bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Kỳ thú nhất là những tảng đá lớn nhỏ chồng chất hoặc chen chúc bên nhau, trải dài ra biển, nhấp nhô trong sóng nước với nhiều hình thù lạ mắt, lung linh và huyền ảo, mới trông tựa như đàn hải cẩu đang đùa giỡn trên mặt biển. Ai nhìn qua cũng háo hức muốn tận hưởng cái không gian yên ắng, thanh bình của một vùng trời nước bao la. Tại đây, khách tham quan du lịch có thể tham gia nhiều loại hình giải trí như leo núi, tắm biển, ra hải đảo câu cá, khám phá...

Đọc tiếp: Du lich Sam Son

Sau nhiều năm ngủ yên, nàng tiên Cà Ná hôm nay đã bừng tỉnh giấc, nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, quán ăn đã lần lượt mọc lên chen chúc nhằm phục vụ cho khách tham quan với nhiều đặc sản tươi sống mang hương vị biển như gỏi ốc, cháo cá mú, ghẹ luộc, tôm nướng, cá hấp... Tại các cửa hàng còn bày bán nhiều đặc sản nổi tiếng khác như cá cơm hấp phơi khô, tỏi, nước mắm nhĩ. Đặc biệt là về đêm, bờ biển lại càng đẹp và yên tĩnh, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn với tiếng xào xạc của lá rừng càng làm cho Cà Ná trở nên thơ mộng và hữu tình. Dọc theo các bãi tắm cũng vừa hình thành nhiều khu resort xinh xắn, tiện nghi giúp cho khách tham quan có chỗ vui chơi, nghỉ dưỡng thật thoải mái và sảng khoái. Nhìn ra xa xa, du khách còn trông thấy một hòn đảo nhỏ trông như hình con rùa nhô lên giữa biển khơi, đó là hòn Lao, nơi có rất nhiều loài chim biển về quần tụ và cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của ngư dân vùng Phan Rang và Phan Rí.

Ít có một khu du lịch nào hội đủ các điều kiện núi, biển, đảo với những thảm rừng nhiệt đới còn ẩn chứa bên trong nhiều nét hoang sơ và cả một nền văn hóa Chăm độc đáo còn nguyên vẹn những phong tục và tập quán như Cà Ná. Vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với vẻ đẹp văn hóa, nhất là văn hóa ẩm thực đã tạo cho Cà Ná ngày trở thành một thiên đườnĐền Lảnh Giang thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên bên bờ hữu ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Nam Định nên rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.


Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối, truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.

Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng, đền Lảnh Giang còn thờ Tiên Dung công chúa con gái vua Hùng và thờ Chử Đồng Tử một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc. Câu chuyện tình của hai người là một “Thiên tình sử” đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung linh.

Đền Lảnh Giang là một công trình kiến trúc quy mô mang đậm nét phong cách cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc gồm ba toà với 14 gian lớn nhỏ làm theo kiểu chữ Công. Hai bên có nhà khách, mặt bằng nội công ngoại quốc. Đặc biệt toà Trung đường làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong…

Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đục, chạm, gọt, tỉa tạo nên các mảng trạm khắc với các đề tài tứ linh (Long, Ly ,Quy, Phượng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát sinh động.

Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp ngói nam, mặt tiền giáp với sông hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng nước dạt dào.

Không xa đền Lảnh Giang về phía tây qua đê là đền thờ vua Lê. Sắc phong còn lại ở đền cho biết, đây là ngôi đền thờ vua Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế. Sở dĩ dân lập đền thờ, vì vua Lê đã về đây để kiểm tra các quan lại của địa phương việc thi hành các luật lệ của Triều đình. Tại khu vực đền vua Lê còn có các địa danh như: khu vườn vua, khu sân chơi, khu mâm sôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự… đã phần nào chứng minh sự kiện vi hành của vua.


Đọc tiếp: Tour du lịch Cát Bà

Đến thăm quần thể di tích đền Lảnh Giang du khách sẽ có dịp dự lễ hội của đền. Lễ hội hàng năm mở cửa vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Tục lệ xưa: Ngày 18 nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ thần trước cửa đền, Những ngày sau là công việc chuẩn bị cho tế lễ. Ngày 21 làm lễ cáo kỵ, từ 22 – 24 là chính tế, ngày 25 lễ tạ, hạ cờ. Đồ tế thường là cỗ chay, lợn đen, rượu, hoa quả, bánh trái…

Cùng với tế lễ, địa phương còn tổ chức rước kiệu thánh xung quanh đền. Trong những ngày tế chính nhân dân các thôn xã lân cận Hoàn Dương, Đô quan, đền Yên Từ - nơi thờ Nguyệt Hoa công chúa đệ nhị cung tần cua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) cũng đều chồng kiệu rước về đền Lảnh Giang bái vọng.

Phần hội được tổ chức phong phú đa dạng với các trò chơi truyền thống như múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ thuật, đánh gậy, chọi gà, tổ tôm điếm, bắt vịt dưới nước, cùng các hoạt động văn nghệ như chiếu chèo sân đền…

Bên cạnh các trò chơi truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngày hội như thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng truyền, bóng đá và các tối giao lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã và giữa các xã trong huyện.


Lễ hội đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân tưởng nhớ những người có công với dân với nước, đồng thời động viên mọi người phấn đấu yên tâm xây dựng gia đình, quê hương đất nước.

Từ lâu đền Lảnh Giang vẫn được coi là nơi linh thiêng. Khách đến đề Lảnh Giang không chỉ vào hai kỳ tháng 6 và tháng 8 mở lễ hội, mà những năm gần đây diễn ra hầu như quanh năm. Khách ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… về đây để được đáp ứng nhiều nhu cầu: tín ngưỡng, tâm linh, tìm hiểu lịch sử, thưởng ngoạn cảnh đẹp…

Với vị trí địa lý thuận lợi, đền Lảnh Giang nằm kề ngay sông Hồng, trong một vùng có nhiều di tích và dấu ấn lịch sử, cảnh quan thơ mộng trên bến dưới thuyền, đối diện bên kia sông Hông là phố Hiến (Hưng Yên) nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”, đền Lảnh Giang đã và đang tạo sức hút đối với du khách xa gần, là một địa chỉ du lịch đầy triển vọng.g du lịch ở miền Trung.

Đăng nhận xét

 
Top