GuidePedia

0
Mắm ong, đặc sản miền Tây, với nhiều người nghe có vẻ xa lạ, nhưng với người dân vùng U Minh đây là một món ăn rất dân dã.

Hằng năm, cứ vào đầu tháng mười âm lịch là hoa tràm ở rừng U Minh (Cà Mau) lại bắt đầu nở rộ. Đây cũng là thời điểm gọi là mùa gác kèo ong; nhiều gia đình cũng rộn ràng vào “vụ” làm mắm ong.
Mắm ong, đặc sản rừng U Minh với nhiều người nghe có vẻ xa lạ, nhưng với người dân vùng U Minh đây là một món ăn rất dân dã.

Có thể ăn đặc sản mắm ong theo cách đơn giản nhất là gắp từng con một ăn kèm với cơm nguội, ổi, me… Còn muốn thưởng thức mắm ong đúng điệu thì phải chuẩn bị thêm các thứ ăn kèm như: chuối chát, khóm, rau ngò om, ớt, lá sung…

Dùng đũa gắp miếng mắm ong, kẹp thêm miếng dưa leo, chuối chát, lá sung cho vào miệng nhai chậm rãi sẽ cảm nhận vị béo, bùi của ong; vị chát của chuối và lá sung; vị thơm của rau ngò om và vị ngọt giòn của dưa leo hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của thính… Nói chung là ngon không tả nổi.


Đọc tiếp: Du lịch Cửa Lò

Nếu thích, bạn cũng có thể trộn mắm ong miền Tây với thịt ba chỉ luộc nước dừa thêm vài lát ớt sừng cùng ngò rí vậy là bữa ăn giữa bạt ngàn tràm U Minh đã trở nên thịnh soạn rồi. Không chỉ ngon cơm, mắm ong rừng để nhâm nhi chút rượu nồng cũng rất bắt. 
Làm món mắm ong không quá khó, cái khó chỉ là làm sao để lấy được ong non không bị giập và bị chảy sữa là được. Một lần đi du lịch U Minh Hạ, theo chân người đi rừng, bạn sẽ biết cách lấy ong ngay.




Sau khi lấy được tổ ong rừng U Minh về, người dân sẽ cho vào nồi nước sôi luộc sơ để ong non chui ra khỏi sáp ong, sau đó vớt nhộng ong ra rồi lại luộc một lần nữa để hết hẳn sáp ong và cho ong chín. Công đoạn tiếp theo là vớt ong ra để ráo thật ráo nước. 

Tùy số lượng ong non nhiều ít mà chọn dụng cụ đựng tương thích. Thường thì người ta sử dụng keo thủy tinh nhỏ để làm mắm ong miền Tây. Khi nhộng ong ráo nước, bỏ vào keo cùng một ít muối và đậy nắp lại đem ra phơi nắng. Khi thấy ong và muối ngấm đều, đổ ong ra trộn đều cùng thính để có mùi thơm, rồi cho vào keo trở lại. Gài chặt phía trên (bằng sống dừa), đậy nắp kín và đem ra nắng phơi khoảng 3 – 4 ngày, khi thấy ong ngả màu vàng nhạt là ăn được.

Thông thường, mắm ong làm khoảng 3 ngày là ăn được và phải ăn hết trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh thì thời gian sử dụng kéo dài được khoảng 1 tháng.

Hiện nay một số nhà hàng, quán ăn tại các tỉnh miền tây cũng có thực đơn là món mắm ong.
Nếu có dịp về miền Tây bạn hãy thử một lần cảm nhận món đặc sản rừng U Minhnày nhé.

Đăng nhận xét

 
Top