GuidePedia

0
Đà Nẵng – thành phố trẻ năng động gắn với cầu Sông Hàn nổi tiếng, cảnh quan tuyệt vời nơi Đèo Hải Vân hay Ngũ Hành Sơn linh thiêng,…Bên cạnh đó, thành phố này còn có những điểm đến như đình làng Bồ Bản, một trong những di tích lịch sử khá lâu đời, góp phần  tạo nên một phần bản sắc văn hóa của đất và người Đà Nẵng. Ngôi đình xứng đáng để du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm thêm vào cẩm nang du lịch Đà Nẵng trong những chuyến thăm thành phố du lịch này của mình.


Trong tour du lịch Đà Nẵng ngày 3 đêm bạn nhớ dành thời gian ghé qua thăm ngôi đình làng Bồ Bản để chiêm ngưỡng một di tích văn hóa, lịch sử vốn là niềm  tự hào của người dân làng Bồ Bản. Tên của ngôi đền cũng chính là tên của ngôi làng từ thời kỳ khai hoang lập ấp. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm Canh Thân (1800), ngôi đình là nơi người dân làng Bồ Bản thờ cúng các vị tiền nhân đã lập ngôi làng. Ngôi đình bằng tranh tre mộc mạc được dựng tại gò miếu Tam Vị nằm phía Đông làng. Đến năm Nhâm Tý, vua Tự Đức thứ 5 đã cho xây dựng lại ngôi đình ở vị trí mới cách vị trí cũ khoảng chừng 200m về phía Tây làng. Trong lần xây dựng này, ngôi đền được tọa lạc tại một vị trí “long hổ hội” với phía sau là Gò Miếu Cao, bên trái là Gò Ổi, bên phải là Gò Chùa và trước mặt là cánh đồng rộng tiếp giáp với làng Cẩm Toại và sông Yên. Vẫn với kiến trúc cổ Phương Đông, đình Bồ Bản có dạng chữ “Nhất”, theo lối ba gian hai cháy, măt quay về hướng Nam. Kiến trúc nổi bật của đình là 36 cột gỗ bằng gỗ mít và kiền kiền. Tám cột cái mỗi cột cao 4,5m. Tám cột hàng nhì mỗi cột cao 3,5m. Tám cột hàng ba cao 2,3m. Ngoài ra còn có 4 cột đấm, 4 cột huyết và 4 cột ở cửa hông. Hầu hết trên các cột, kèo được trang trí đầu rồng, tứ thời, tứ quý, cầm kỳ, thi tửu,..bằng nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, độc đáo. Mái đình được lợp ngói âm dương. Trên nóc được gắn tượng “lưỡng long triều nguyệt” là biểu tượng đặc trưng của văn hóa Phương Đông.  Ngoài ra trên các gờ cao của mái đình còn được trang trí thêm hình loan, phượng, rùa, mai điểu, tùng lộc,…làm tăng thêm vẻ uy nghiêm cho ngôi đền. Ngắm những họa tiết trang trí này mới thầm ngưỡng mộ nghệ thuật nề và ghép sành sứ tuyệt vời của các bậc tiền nhân thời đó và thầm cám ơn các bậc tiền nhân đã để lại cho đời những tuyệt tác và cả công trình kiến trúc lâu đời. Ngoài sân đình là một tấm bình phong lớn được trang trí hình rùa, long mã và câu đối. Tại chính ngôi đình này không chỉ là nơi diễn ra các lễ hội thờ cúng các vị tiền nhân lập làng mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng  của phong trào cách mạng địa phương. Ít ai biết rằng nơi đây từng là nơi thành lập ủy ban Hành Chính Kháng Chiến của xã Bồ Bản và là nơi lập phòng phiếu bầu cử quốc hội đầu tiên của nước VNDC Cộng Hòa. Và một sự kiện đáng ghi nhớ là chiến công lừng lẫy của quân và dân xã Hòa Phong (Hòa Vang) tháng 2 năm 1969.


Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử cùng với sự tàn phá của thời gian, đình đã hư hại đi nhiều. Năm 1990, nhân dân làng đã tu sửa lại đình. Đến năm 2007 ngôi đình được trùng tu lần nữa và đến năm 2011, ngôi đình được xây thêm các công trình ngoại vi như tường thành, cổng tam quan, sân vườn,… Cùng với nhiều sự kiện lịch sử văn hóa và lịch sử quan trọng, ngôi đình đã được bộ văn hóa Thể Thao công nhận là di tích văn hóa năm 1999. Hiện nay đình còn lưu giữ một bia đá được tạo tác từ thời Tự Đức thứ năm (1852) như một bảo vật quý giá.

Giờ đây, danh tiếng của ngôi đình Bồ Bản cũng được xuất hiện nhiều trên các Website du lịch và cũng được nhiều người biết đến. Vì vậy, trong tour Hà Nội Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm, nhiều du khách đã dành thời gian ghé qua thăm ngôi đền linh thiêng, biết thêm nhiều điều ý nghĩa về một điểm đến như cội nguồn gắn liền với đất và con người làng Bồ Bản.

Đăng nhận xét

 
Top