GuidePedia

0
Huyện Cần Đước tỉnh Long An được biết đến là quê hương của gạo nàng Hương – chợ Đào. Không chỉ vậy, nơi đây còn là vùng đất của nhiều di tích kiến trúc – lịch sử – văn hóa. Trong đó có công trình kiến trúc mà nhân dân thường gọi là Nhà trăm cột, là một minh chứng sống động nhất. Có dịp đi tour du lịch miền Tây giá rẻ, ghé thăm di tích nhà trăm cột, bạn sẽ có cảm tưởng đang bước đến một nơi mà thời gian dường như ngừng lại.


Nhà trăm cột có thể được xem là một di tích, một điểm du lịch Long An ấn tượng mà du khách không thể bỏ qua, một khi đến tỉnh Long An, đặc biệt là những ai yêu thích kiến trúc. Được khởi công vào năm 1898 vào đời vua Thành Thái, cho đến 1904 nhà trăm cột mới được hoàn thiện. Nhà gồm có 3 gian, 2 chái với diện tích 822 mét vuông. Di tích nhà trăm cột nằm trên một khu vườn rộng 4.044 mét vuông. Kiểu kiến trúc chủ yếu chính của di tích được mô phỏng theo nhà rường kiểu Huế. Nhà trăm cột có phần chính diện quay về phía Tây Bắc, mái lợp ngói âm dương, nền nhà lót đá tảng, mặt nền lót gạch Tàu lục giác. Nhà trăm cột Gồm có hai phần: phần trước là phòng khách, phần sau là chỗ ở và sinh hoạt. Kế đến là kho lúa đã được gỡ bỏ vào năm 1952, khoảng sân vuông nằm giữa nhà và kho lúa là nơi sinh hoạt dành cho gia đình. Phần độc đáo và quý nhất trong ngôi nhà chính là phần gia tài bằng gỗ mun đã tồn tại qua hàng trăm năm. Có thể nhận biết dễ dàng là hầu hết các họa tiết trang trí đều được chạm trổ, điêu khắc bằng các gỗ rừng quý. Điều tạo nên tên tuổi của ngôi nhà là các cây cột được bố trí ngang dọc có vân bóng loáng trông rất đẹp mắt. Có nhiều thắc mắc rằng: Liệu ngôi nhà này có đúng là có 100 cột như người ta vẫn thường đồn đại không? Và vì sao lại có tên là ngôi nhà trăm cột? Thực ra, ngôi nhà có đến 120 cây cột gồm 68 cột tròn và số còn lại là cột vuông nằm rải rác. Và do lúc được công nhận thì số lượng cột tai ngôi nhà chỉ mới có 100 cây cột nên được gọi như vậy.


Mái trước mái hiên, 8 đầu có tính cách điệu cao, chỉ từ hình ảnh hoa lá mà tạo thành hình con rồng. Phần đỡ đòn đông nóc nhà được cách điệu hình chày cối, tượng trưng cho âm dương hòa hợp. Bao quát toàn bộ hệ thống vì kèo được chạm khắc tỉ mỉ với các đề tài “vân hóa long”, “tứ thời”. “dây lá hóa” mang đậm phong cách Huế. Xem xét kỹ hơn, ở các gian nội tự và ngoại khách là bạn có thể chiêm ngưỡng một bộ điêu khắc, với các đề tài phong phú, đa dạng như “tứ linh”, “tứ tiết”, “bát quả” hoặc các mô típ theo phong cách châu Âu: hoa hồng, sóc, quả nho… Đặc biệt hơn, ở phần gian khách, vẫn còn những bức hoành phi sơn son, thếp vàng đều thể hiện nét tinh tế, tao nhã, quý phái của gia chủ lúc bấy giờ. Qua đó, ta cũng nhận thấy được trình độ điêu luyện, tinh xảo và chuyên nghiệp của các nghệ nhân người Huế. Chính vì vậy mà Nhà Trăm Cột được xếp hạng là Di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia vào năm 1997 và được bảo tồn, lưu giữ khá cẩn thận cho đến tận bây giờ.

Điều thú vị nhất của di tích không chỉ nảy sinh từ tên gọi, mà đây còn là ngôi nhà rường kiểu Huế – miền Trung nằm ở vùng quê Nam Bộ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử – thời gian, di tích nhà trăm cột như là một hiện thân văn hóa mang sức mạnh gắn kết tình cảm Trung – Nam rõ nét nhất. Đồng thời, chính di tích nhà trăm cột cũng đã đánh dấu son trong chặng đường lịch sử trang trí và mỹ thuật truyền thống của Việt Nam. Vì thế, nếu du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày chưa có dịp đi du lịch đến miền Trung, nhưng có dịp về vùng đất Long An, thì hãy nhớ ghé thăm nơi này nhé!

Đăng nhận xét

 
Top