GuidePedia

0
Mùa xuân trẩy hội Yên Tử là một trong những trải nghiệm đặc biệt để bạn bắt đầu một năm mới với những chuyến đi để làm mới bản thân mình.

Trong tiết trời mùa xuân, khi muôn hoa nở khắp núi rừng, lòng người như mở hội là lúc du khách tour du xuân 2018 có thể bắt đầu một hành trình về với non thiêng Yên Tử để tham quan, vãn cảnh và về với miền đất thiêng của người Việt Nam.


Núi Yên Tử  là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên.

Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Tổng chiều dài đường bộ để du khách tour Hà Nội Yên Tử lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi...


Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Trúc Lâm Yên Tử là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang ( gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ ). Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

Đăng nhận xét

 
Top