Ruộng bậc thang là một trong những loại hình canh tác đặc biệt không phải nơi nào cũng có. Thiên nhiên cùng với con người đã thật kì công khi cùng tạo ra những khung cảnh đẹp say đắm lòng người.
1.Mùa lúa chín trên đỉnh Fansipan
Ruộng bậc thang Sapa đang làm nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam, nhiều lần lọt vào danh sách những ruộng bậc thang kỳ vĩ của châu Á, của thế giới, do các tạp chí du lịch bình chọn.
Đôi khi, con người cứ mê mải những sắc đèn sáng rực ở thành phố, những ồn ã, nhộn nhịp của đô thi mà quên đi nét giản dị, đơn sơ của những thửa ruộng, cánh cò, những mái nhà, gian bếp. Và thỉnh thoảng, người ta mới chợt nhớ có một nơi như thế, một nơi như địa điểm du lịch Sapa để du khách tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm có thể tìm về một chốn bình yên trong tâm hồn. Có cảnh nào đẹp hơn ruộng bậc thang Sapa mùa lúa chín. Cứ từng lớp, từng lớp vàng ươm lên đến tận chân trời. Những bậc thang lúa chín mới khéo léo làm sao. Lên Sapa mùa lúa đơm bông có lẽ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất
Ruộng bậc thang ở Sapa nằm kéo dài từ Tú Lệ qua tới tận đèo Khau Phạ, thị trấn Mù Cang Chải. Trên đỉnh đèo Khau Phạ, bạn sẽ thấy được toàn cảnh ruộng với màu vàng ươm mùa lúa chín hoặc xanh mát mắt mùa mạ non. Núi rừng Tây Bắc như thế hòa vào không gian của triền núi, đồi cỏ của gió và tiếng chim hót rộn ràng.Đôi khi tưởng những bậc ruộng đang dập dìu theo mỗi con gió, có khi lại thấy im ắng như thể lúa đang ngủ hay thì thào trò chuyện.
2. Trên đồi cao Mù Cang Chải
Nằm ở sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao trung bình trên 1000m so với mực nước biển, ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính là thành quả hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở vùng cao. Những kinh nghiệm lâu đời và sự sáng tạo của họ được thể hiện rõ nét từ việc lựa chọn vùng đất, tới quá trình khai khẩn công phu, hình thành nên phương thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần nhuyễn giữa nương rẫy và ruộng nước.
Do địa hình dốc lớn, các thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải có chiều ngang hẹp, nên độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới chỉ từ 1m đến 1.5m, trong khi đòi hỏi mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì mỗi bậc thang đều cân bằng. Vì vậy, khi san ruộng, người Mông dùng cuốc bướm cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh để nén chặt bờ, tạo ra các đường vân mềm mại quyến rũ du khách tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm.
3. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Ở Hà Giang hình thức canh tác trên ruộng bậc thang tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi phía tây của tỉnh trong đó tiêu biểu nhất, tập trung nhất là ruộng bậc thang của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.
Mặc dù cho đến nay chưa có một tài liệu chính thống nào khẳng định được chính xác thời gian xuất hiện của hình thức canh tác trên ruộng bậc thang cũng như dân tộc nào đã sáng tạo ra, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu cho rằng hình thức canh tác trên ruộng bậc thang đã xuất hiện ở Hoàng Su Phì từ vài trăm năm trước.
Đã từ lâu, những thửa ruộng bậc thang ở xã Bản Phùng, xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty, Thông Nguyên… đã không chỉ là nét văn hóa, còn là nét đẹp, là niềm tự hào của Hoàng Su Phì.
Đăng nhận xét