Để đến Mã Pì Lèng du khách tour du lich Ha Giang phải vượt qua những con đèo cao vút như đèo Bắc Sum, đèo Cổng Trời, đèo Cán Tỷ, ngược lên Lũng Cú vời vợi mây trời, cung đường đèo Mã Pì Lèng có độ dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, đây chính là cung đường mang tên Hạnh Phúc nối thành phố Hà Giang với Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Đỉnh Mã Pì Lèng cũng là điểm phân giới ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái trong cao nguyên đá Đồng Văn, ngày nay là Công viên địa chất toàn cầu có độ cao trung bình 2.000m so với mặt nước biển, Mã Pì Lèng – Con đường của gian khổ, hy sinh, của cả hoa và máu; là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái và Nam Định, Hải Dương trong suốt 8 năm lao động thủ công quên mình với trên 2 triệu ngày công. Riêng ở dốc Mã Pí Lèng – nóc nhà của vùng cao nguyên đá, công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường.
Không một phương tiện lao động cơ giới, chỉ sức người và mìn phá đá, anh em trong “Đội cơ dũng” gồm những người ưu tú nhất, sẵn sàng hy sinh , ngày ngày họ như những con “mối dách” treo mình trên các vách đá cao hàng trăm mét trước vực sông Nho Quế mà đục đá, khoan lỗ nhét mìn. Khoan đến đâu, phá đá đến đó; từng cm đường hình thành để vượt qua con dốc dài hơn 10km vào huyện Mèo Vạc.
Lên đỉnh Mã Pì Lèng “chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi”, ngắm nhin sông Nho Quế, thế núi vời vợi chất ngất, cảm nhận vẻ đẹp vô cùng của đất nước Việt Nam, tìm hiểu thêm về những hy sinh, mồ hôi xương máu của thế hệ anh dũng làm nên kỳ tích Mã Pì Lèng, không du khách du lịch Đồng Văn Hà Giang không cảm động khi chứng kiến diện mạo vùng cao biên giới đổi thay, con đường nâng bước cả cao nguyên xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
Đăng nhận xét