GuidePedia

0
Thác Pongour nằm khá xa trung tâm Đà Lạt. Thế nhưng, khi đứng trước sự hoang dại, thơ mộng của thác, du khách tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm sẽ không tiếc con đường mà mình đã phải di chuyển.

Thác Pongour hay còn được gọi là thác Bảy tầng là một kiệt tác mà tạo hóa dành riêng cho mảnh đất mộng mơ Đà Lạt.


Thác Pongour nằm tại xã Tân Hội (huyện Đức Trọng), cách khá xa trung tâm thành phố Đà Lạt. Muốn đến được đây, bạn phải di chuyển thêm khoảng 50km nữa về phía Nam từ xứ sở ngàn hoa. Thế nhưng, chỉ khi thực sự đặt chân đến đây, du khách tour Nha Trang Đà Lạt mới thực sự trầm trồ, tán đồng với cái danh “Nam thiện đệ nhất thác” dành cho Pongour.

Thác Pongour cao khoảng 50m và chia thành 7 tầng thác đổ. Chính sự sắp xếp độc đáo này của những khối đá đã tạo nên sự khác biệt riêng có cho Pongour. Hiện thác không còn quá nhiều nước như trước kia do dòng thượng nguồn đã bi chặn ngăn đập, làm thủy điện song những không vì thế mà Pongour mất đi vẻ quyến rũ của nó. Có thể nói, Pongour vừa chất chứa vẻ dịu dàng lại vừa thoát lên sức sống căng tràn, sôi động.

Đặc trưng của thác được tạo nên bởi các tầng bậc đá phẳng, đan xen không theo trình tự nào như “xé” dòng nước thành trăm bụi bọt trắng, dệt thành những thảm nước hùng vĩ. Người dân địa phương thường gọi thác với cái tên thân thuộc hơn là Thác Bảy tầng.

Dưới chân thác là lòng hồ rộng, bình yên với những tảng đá lớn vươn ra giữa dòng nước. Khu thung lung ở khu vực hạ lưu của thác là điểm dừng chân cắm trại yêu thích của nhiều du khách muốn trải nghiệm cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên.


Thác Pongour gắn với truyền thuyết của người dân tộc K’ho. Truyện kể rằng, khi xưa, vùng đất nơi đây được cai quản bởi nữ tù trưởng K’ho xinh đẹp. Nàng có tài chinh phục thú dữ giúp đỡ dân làng làm việc đồng áng. Trong đó phải kể đến 4 con tê giác to lớn khác thường luôn nghe lời tù trưởng: chúng dời non, ngăn suối, khai phá nương rãy và bảo vệ dân làng. Rồi một ngày rằm tháng giêng, vị tù trưởng trút hơi thở cuối cùng. Bốn con tê giác lưu luyến không rời, ngày ngày quanh quẩn bên nàng, vì không ăn uống mà chết. Chẳng lâu sau, một ngọn thác hùng vĩ xuất hiện ngay tại nơi vị nữ tù trưởng yên nghỉ. Mái tóc của nàng hóa thành dòng nước trong lành, mát rượi. Còn những phiến đá xanh rêu lớn, tạo thế cho dòng thác đỏ là những chiếc sừng của tê giác hóa thành. Người dân nơi đây có đó là biểu tượng của sự gắn kết sắt son giữa con người và thiên nhiên.

Thế mới biết, ngoài hương sắc mộng mơ của ngàn hoa, Đà Lạt vẫn ấn chứa những danh thắng huyền diệu, đậm tình người – cảnh vật.

Đăng nhận xét

 
Top