GuidePedia

0
Bánh khảo được xem là thứ bánh đặc sản không thể thiếu trong những ngày Tết của người dân tộc Tày ở Hà Giang. Là loại bánh thơm ngon, dễ ăn và dễ làm nên bánh được nhiều người yêu thích. Trải qua nhiều năm, bánh khảo vẫn luôn là món ăn quan trọng và thay thế cho các loại bánh kẹo khác trong ngày tết của người Tày. Họ mời khách tour Tây Bắc bằng những chiếc bánh khảo thơm ngon và đẹp mắt.

Bánh khảo, nghe cái tên đã thấy lạ và dân dã. Chúng là loại bánh được làm từ gạo nếp và nhiều gia vị khác. Bánh còn được người dân gọi là lương khô, để được rất lâu mà không bị mốc, ỉu nên có thể dùng trong thời gian dài.


Là món ăn không thể thiếu trong ngày tết, nên bánh khảo được người dân tộc Tày làm nhiều vào thời điểm trước Tết vừa để thắm hương trên bàn thờ, vừa để mời khách đến chơi nhà. Đây trở thành phong tục ngàn đời nay của người dân tộc Tày ở Hà Giang. Đối với người dân tộc Tày chưa có bánh khảo trong nhà nghĩa là chưa đến Tết. Không khí ngày Tết chỉ thật sự bắt đầu khi mà mọi người trong nhà xum vầy, cùng nhau chuẩn bị các nguyên liệu công cụ để làm bánh khảo, thường là các mẹ và các chị em gái ngồi làm còn bố sẽ phụ các công việc như say gạo, dã nhân .

Cứ tầm trước Tết 3, 4 ngày vào khoảng 25, 26 tháng chạp là mọi người bắt đầu chuẩn bị mọi cho công việc làm bánh khảo nhộn nhịp và đông vui. Làm bánh khảo không khó chỉ cần bạn chú ý quan sát, tỉ mỉ và khéo tay một chút là sẽ có những chiếc bánh thơm ngon và đẹp mắt.

Bánh khảo được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp nên việc lựa chọn gạo nếp ngon là rất quan trọng. Các mẹ sẽ chọn một loại gạo nếp thơm ngon nhất, để gạo nếp hong nên bếp lửa thật khô ( đây là phong tục của người Tày cũng như người dân vùng núi). Sau khi gạo đã thật sự khô, họ cho gạo vào cái chảo  lớn rồi rang gạo lên cho tới lúc giòn và thơm. Gạo nếp bản chất đã có một mùi thơm phức khi được rang lên gạo sẽ thơm hơn nhiều. Gạo sau khi đã rang sẽ được cho vào cối đá để say thành thứ bột mịn để làm bánh. Nếu như ở thành phố, mọi người sẽ cho gạo vào những chiếc máy xay sinh tố say nhuyễn mịn thì ở đây họ cho vào các cối đá to, dùng tay say thủ công, gạo say nhuyễn thành bột nhưng lại không quá mịn như say bằng máy sẽ dễ làm và ăn bánh sẽ ngon hơn. Công đoạn say bột thường là do bố hoặc con trai trong nhà làm sẽ nhanh và nhuyễn hơn. Bột đã làm xong đến một công đoạn đặc biệt là đổ bột vào một miếng giấy bản, cho vào thúng hoặc một cái chậu nào đó hạ thổ qua đêm. Công đoạn này sẽ giúp cho bánh mềm , ỉu và có độ dẻo hơn.

Ngoài bột nếp thì đường phèn, rượu trắng, dầu chuối và vừng là những nguyên liệu không thể thiếu để làm tăng độ thơm ngon của chiếc bánh khảo. Đường phèn đem đi giã mịn sau đó trộn với rượu trắng, dầu chuối và vừng theo tỉ lệ nhất định trong một cái thau to. Trộn đều tay cho mọi gia vị quyện vào nhau thì đổ bột vào tiếp tục trộn cho đều. Lúc này bột được hoà chung cùng với các gia vị khác, dùng tay sạch vò bột cho đến khi bột dính vào tay và nắm được thành cục là được. Sau đó dùng khuôn vào cho bột vào để thành những chiếc bánh khảo hình vuông vức, đẹp mắt. Thông thường, họ sẽ để một lớp vừng mỏng xuống trước khuôn sau đó cho bột vào, bánh đã có một lớp vừng thơm ngon ở trên.


Mọi công đoạn đã xong, với bánh để thắp hương mọi người sẽ cho thêm một lớp túi ni lông ở ngoài để bảo vệ bánh khỏi bụi và bánh để ăn cất đi và cắt ăn dần.

Ngày tết đến, bánh khảo sẽ được để chung cùng những chiếc bánh Chưng vuông vức trên bàn thờ tổ tiên. Đối với người dân tộc Tày, bánh khảo có ý nghĩa sâu sắc thể hiện sự hoà hợp, tình yêu và tình đoàn kết qua các nguyên liệu làm bánh. Gạo nếp tượng trưng cho cội nguồn hướng về đất mẹ, những hạt vừng tượng trưng cho sự hoà hợp và đoàn kết còn đường phèn ngọt như thể hiện tình yêu.

Bánh khảo không chỉ thơm ngon mà lại mang một ý nghĩ to lớn, một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Tày. Nếu có cơ hội đến với Hà Giang những ngày đầu xuân chắc chắn du khách  du lich Ha Giang 3 ngay 2 dem sẽ có được thưởng thức món ăn thơm ngon và được làm thủ công này.

Đăng nhận xét

 
Top