GuidePedia

0
Cho tới tận bây giờ, dinh thự mua Mèo vẫn là một địa chỉ du khách du lịch cao nguyên đá Đồng Văn không thể bỏ qua khi khám phá vùng cao nguyên đá Hà Giang vừa để ngắm nhìn khu di tích lịch sử có kiến trúc đặc sắc vừa để lắng nghe những câu chuyện đã đi vào huyền thoại non cao.

Khu dinh thự của vua Mèo, tên dùng trong các văn bản là Dinh thự họ Vương, hay còn được gọi với tên Nhà Vương tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang.  Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.


Nhắc đến dinh họ Vương, không ít du khách du lịch Hà Giang tháng 11 liên tưởng đến nhà “Vua Mèo” Vương Chí Sình. Tuy vậy thực ra người làm vua không phải là ông Vương Chí Sình mà là bố ông ta- ông Vương Chính Đức, người xưa kia đã xây dựng cho mình và con cháu một dinh thự bề thế nằm giữa vùng thung lũng rộng thoáng cực kỳ đắc địa. Bao bọc xung quanh dinh thự tựa một bức lũy khổng lồ là điệp trùng núi non cao vút thường xuyên mây mù bao phủ.

Vương Chí Sình không thích người ta gọi mình là “vua”. Ông ta cũng chưa bao giờ vỗ ngực hay tự quảng bá cái danh hiệu ấy của mình trước bàn dân thiên hạ. Theo mô tả của ông Vù Mý Kẻ thì Vương Chí Sình cao khoảng 1m64. Ông ta ăn uống khá điều độ, không khó tính. Tuy không cao nhưng Vương luôn biết giữ sức khỏe nên ông ta rất nặng.  Của cải Vương có được hơn người chính là do sự lao động và tính toán của Vương, kể cả sự buôn bán. Vương không bao giờ bắt phu phen và chỉ dừng lại ở chỗ huy động mọi người để làm một cái gì đó cho gia đình và bản thân.


Sau hiệp ước Pháp-Mèo tháng 10/1913 vùng Bắc Hà Giang mới được yên bình. Có một thuộc hạ của Vương Chính Đức tên là Cư Trồng Lù giữ chức Bách trưởng (đứng đầu chỉ huy 100 lính do Vương đặt ra, phiên chế trong lực lượng vũ trang Mèo) hiểu biết về phong thuỷ gợi ý thủ lĩnh nên thay đổi nơi ở. Theo ông Lù nơi đang ở chân núi cao, cạnh hẻm núi không hợp tuổi ”vua” Mèo, không lợi cho hậu thế lâu dài. Nghe ra, họ Vương đã đi tìm thầy giỏi thiên văn, địa lý và thuật phong thuỷ từ bên tầu về xem đất. Cuối cuộc khảo sát, thầy đã tìm được nơi đắc địa-đó là một thung lũng nhỏ, ở giữa có hình mai rùa-một trong tứ linh theo phong thủy.

Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp, do một người thợ quê gốc Nam Định thiết kế. Khu Tiền dinh là nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tì. Trung dinh và Hậu dinh là nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương. Lúc ban đầu, toàn bộ gỗ được dùng trong ngôi nhà đều là gỗ thông đá. Nhưng kể từ khi trở thành tài sản của Nhà nước, tất cả các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.

Nhưng cũng theo những giai thoại kể lại trên cao nguyên đá Đồng Văn, thì đến thời vua Mèo Vương Chí Sình, gia tộc họ Vương lại bị thầy phong thủy làm hại, yểm bùa đến mức suýt nữa thành tuyệt tự. Chuyện kể lại rằng khi còn sống, vua Mèo mắc chứng bệnh đau lưng, chữa mãi không khỏi. Vua Mèo đã cho gọi một thầy tướng rất giỏi người Hán đến xem bệnh. Sau khi xem xong, thầy tướng người Hán phán rằng: “Mộ của bố ông chôn đúng lưng rồng, phải chuyển mộ”. Vương Chí Sình tin lời làm theo, cho di rời mộ cha mình là vua Mèo Vương Chính Đức đi. Vương Chí Sình không ngờ mình đã bị thầy tướng người Hán do ghen ghét mà chơi xỏ. Vì lẽ đó mà Vương lấy mấy người vợ đều không sinh được con, chỉ khi lấy người vợ thứ 4, người vợ này mới đẻ cho Vương một người con trai là Vương Duy Thọ.


Sau khi Vương Chí Sình mất, Vương Duy Thọ sau này đã lấy vợ, sang Mỹ rồi qua đời ở Mỹ khi còn khá trẻ. Dòng dõi của vua Mèo Vương Chí Sình ở Mỹ có lẽ đã quên đi phần nào gốc gác và những câu chuyện huyền thoại về gia tộc mình.

Cho tới tận bây giờ, dinh thự mua Mèo vẫn là một địa chỉ không thể bỏ qua khi khám phá vùng cao nguyên đá Hà Giang vừa để ngắm nhìn khu di tích lịch sử có kiến trúc đặc sắc vừa để lắng nghe những câu chuyện đã đi vào huyền thoại non cao.

Đăng nhận xét

 
Top